TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH TRỒNG DÂU TÂY BẠN NÊN BIẾT

25/10/2021
TẤT TẦN TẬT VỀ CÁCH TRỒNG DÂU TÂY BẠN NÊN BIẾT

Dâu tây từ lâu đã trở thành loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và thành phần dưỡng chất cao. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm sạch như hiện nay thì cách trồng dâu tây tại nhà là rất cần thiết cho mỗi người. Để trồng dâu tây tại nhà không hề khó khăn, sau đây Ficoco sẽ hướng dẫn cách trồng và kỹ thuật chăm sóc dâu tây mang lại hiệu quả cao để bạn cùng tham khảo.

CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG DÂU TÂY

Chậu trồngDùng chậu dài, chậu treo hoặc túi trồng tiện lợi – Izy bag, quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh.

Hạt giốngCó thể trồng cây bằng cách tự ươm hạt hoặc mua sẵn cây con về trồng. Lựa chọn hạt giống dâu tây chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao (tốt nhất lên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không rách, ẩm...). Hoặc nếu trồng từ cây con, nên chọn những cây có tình trạng khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, chọn mua tại nơi có uy tín.

Giá thể - đất trồngNên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Nên trộn thêm phân hữu cơ , than bùn và xơ dừa đã xử lý để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bón phân bổ sung sau 3-4 tháng để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. 

Thời điểm trồngBạn có thể trồng dâu tây quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng tháng 4 và tháng 5. 

Vị trí trồngVị trí trồng lý tưởng nhất là nơi có thể đón được ánh sáng mặt trời, để cây cho quả ngọt và mong nước. Vì vậy, bạn có thể đặt chậu trên sân thượng hoặc ngoài ban công. Nếu trồng cây vào mùa hè, nắng quá gắt, bạn có thể che lưới để cây không bị héo.

KỸ THUẬT TRỒNG DÂU TÂY TRONG CHẬU 

Gieo hạtGieo hạt vào giá thể - đất trồng đã chuẩn bị sẵn. Chậu trồng cần được để nơi khô ráo thoáng mát, có nắng tốt. Tưới nước một ngày một lần vào buổi chiều tối.

Trồng câyCây giống được mua về từ cửa hàng, tiến hành trồng vào chậu đã chuẩn bị giá thể - đất trồng có sẵn.

CHĂM SÓC

Tưới nước thường xuyên cho cây dâu tây, tưới 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Đặc biệt khi cây mới hình thành hoặc trong thời tiết nóng bức. Tránh làm ướt trái cây đang chín để tránh bị mốc xám. Đồng thời, thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp thoáng cây. 

Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục. Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân NPK…

Phủ một ít rơm xung quanh cây trước khi quả bắt đầu phát triển, hoặc đặt một tấm lót dâu tây xung quanh mỗi cây. Điều này giúp giữ cho quả mọng nước, sạch sẽ và loại bỏ sên và ốc, đồng thời giúp làm giảm cỏ dại.

Để khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ cho vụ mùa năm sau, sau khi thu hoạch xong, cắt bỏ tán lá cao khoảng 5cm so với mặt đất và bón đầy đủ phân bón cho cây. Vứt bỏ hết rơm cũ xung quanh cây để tránh sâu bệnh. 

Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn cần phải tách nhánh để tạo một chậu mới. Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ.

Sau ba đến bốn năm, kích thước và chất lượng quả giảm sút nên bạn cần thay cây mới. 

THU HOẠCH

Khi quả dâu tây đã chuyển sang màu đỏ, căng mọng nước thì tiến hành thu hoạch. Trong lúc thu hoạch hái nhẹ cuống, tránh làm dập quả.

Vì dâu tây rất dễ hỏng, tốt nhất bạn nên ăn chúng ngay khi hái vào. Bạn có thể bảo quản dâu tây chưa rửa qua nước trong tủ lạnh vài ngày.

BỆNH HẠI DÂU TÂY

Bệnh đốm đen (colletotrichum acutatum)

Triệu chứng: Khi trái chín, xuất hiện những đốm tròn có màu nâu. Sau đó biến thành màu đen hoàn toàn. Nếu trái bị nhiễm bệnh trước khi chín thì toàn bộ trái sẽ bị đen và héo.

Biện pháp phòng ngừaChọn cây giống khỏe và sạch bệnh. Bón phân đầy đủ và cân đối. Thu gom, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng, lá, quả bị bệnh.

Bệnh mốc xám (thối trái do botrytis cinerea)

Triệu chứng: Nấm chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn quả chín. Trong điều kiện ẩm ướt bệnh có thể gây hại nghiêm trọng. Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện, sau đó lan rộng cả trái và phủ một lớp mốc xám.

Biện pháp phòng ngừa: Chọn cây giống khỏe và sạch bệnh. Tiêu thoát nước tốt, tránh tưới nước quá nhiều. Thường xuyên vệ sinh chậu, dọn những tàn dư cây bệnh mang tiêu hủy cách xa những chậu còn lại.

Bệnh phấn trắng (sphaerotheca macularis)

Triệu chứng: Ban đầu vết bệnh xuất hiện một lớp bột trắng ở mặt dưới của lá. Mặt trên lá, thân, hoa và trái cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng ngừa: Chọn cây giống khỏe và sạch bệnh. Bón phân đầy đủ, cân đối. Tiêu thoát nước tốt, tránh tưới nước quá nhiều. Thường xuyên vệ sinh chậu, dọn những tàn dư cây bệnh mang tiêu hủy cách xa những chậu còn lại.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng và chăm sóc cây dâu tây. Qua bài viết này, Ficoco hy vọng bạn có thể tự tay trồng được những cây dâu tây xanh tốt cho ra những trái chín mọng, tươi ngon tại nhà mình nhé!

Lượt dịch từ gardenersworld.com

FICOCO là nhà phân phối của giá thể trồng cây tại nhà chính hãng được tin dùng nhất hiện nay (đá perlite, xơ dừa, đá pumice, rêu bùn peat moss, viên mút hữu cơ ươm kei...)

Để được tư vấn các giải pháp giá thể cho các loại cây trồng, xin vui lòng liên hệ 0949 827 155 hoặc tham khảo tại:

Website: https://giatheficoco.com

Shopee: https://shopee.vn/ficocogiathecaytrong

Lazada: https://www.lazada.vn/shop/thegioinhanong

Các bài viết liên quan:


 

Viết bình luận của bạn:

Các tin khác