-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cây xương rồng: Ý nghĩa đặc biệt, công dụng và cách trồng đơn giản
15/09/2022
Xương rồng có tuổi thọ trung bình cao, có nhiều kích cỡ, dễ trồng, dễ chăm sóc, có nhiều công dụng và nhiều ý nghĩa. Vì thế mà cây xương rồng được nhiều người lựa chọn trồng để làm cây cảnh.
Cây xương rồng có thể được dùng để làm thức ăn, cây cảnh, dùng làm thuốc, làm sạch không khí. Bạn chỉ cần rải đều hạt lên bề mặt đất, rải thêm lớp đất mỏng lên trên. Sau đó, dùng màng bám che lại và đặt chậu ở nơi có ánh nắng để cây nảy mầm.
Bạn chưa có kinh nghiệm nhưng muốn trồng xương rồng làm bonsai? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng xương rồng cực đơn giản và dễ dàng mà ai cũng có thể làm được.
Giới thiệu về xương rồng
Cùng tên là xương rồng nhưng bao gồm nhiều chi và loài khác nhau, mỗi loài lại có hình dạng riêng rõ ràng. Ước tính có khoảng 1.500-18.000 loài xương rồng trên thế giới và hơn 100 loài ở Việt Nam.
Xương rồng già thường có hình cầu hoặc hình trụ dài và mọc thành bụi lớn. Xương rồng mọc trên đất cát khô, lá biến mất thành những gai nhọn bao quanh thân cây. Phần thân cây mọng chứa nhiều nước để thích nghi với môi trường.
Ý nghĩa của cây xương rồng
Sức sống mãnh liệt của cây xương rồng tượng trưng cho ý chí kiên cường, sự nỗ lực không ngừng khẳng định bản thân. Cây xương rồng tượng trưng cho những con người mạnh mẽ bên ngoài nhưng trong tâm hồn lại mỏng manh và giàu cảm xúc.
Ý nghĩa của cây trong tình yêu tượng trưng cho sự mãnh liệt, bền bỉ và trung thành. Dù khó khăn thử thách cũng sẽ vượt qua và đâm chồi nảy lộc. Ý nghĩa của hoa xương rồng tượng trưng cho một tình yêu đơm hoa kết trái, một tình yêu phi thường trải qua sóng gió sẽ có một kết thúc có hậu.
Trong phong thủy , thân hướng lên trên giống xương con rồng, mang lại sức mạnh, hóa giải sát khí, cây thường được trồng ở sân vườn, ban công, hàng rào để hóa giải khí xấu và bảo vệ chủ nhân khỏi những điềm xấu.
>>Tham khảo: Người mệnh mộc hợp cây gì để bàn làm việc? Cách chọn cây hợp phong thủy
Trồng cây xương rồng có tác dụng gì?
Xương rồng làm thức ăn: Một số loại xương rồng được dùng để chế biến món ăn. Cũng thuộc hệ xương rồng, thanh long là một trong những loại quả thuộc họ xương rồng vừa ăn được vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng và vitamin cho con người.
Cây cảnh trang trí và phòng hộ: Đặc điểm cây nhiều gai, dễ làm người khác bị thương. Vì vậy, cây xương rồng được trồng làm hàng rào có tác dụng bảo vệ xung quanh khu vực sinh sống, hàng rào cao vừa tạo cảnh quan trang trí đẹp, vừa có tác dụng an ninh rất tốt.
Làm sạch không khí: Giảm độc hại ảnh hưởng của bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, v.v. Hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí ôxy, nhờ đó thanh lọc không khí.
Dùng làm thuốc: Lá xương rồng giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa hoặc chữa đau bụng, có thể dùng lá xương rồng để làm thuốc.
>>Xem thêm: TRỒNG CÂY XƯƠNG RỒNG TẠI NHÀ - Ý NGHĨA & CÁCH CHĂM SÓC - PHẦN 2
Cách trồng xương rồng từ hạt giống
Chọn hạt giống
Chọn hạt giống là một bước chính quan trọng, chọn hạt giống tốt để cây có thể thích nghi với môi trường và phát triển tốt.
Tiến hành ươm hạt
Đảm bảo rằng đất trồng để ươm hạt phải đủ ẩm trước khi gieo, hoặc có thể chọn giá thể trồng cây xương rồng Ficoco. Dùng tay dàn đều hạt lên bề mặt, rải thêm lớp đất mỏng lên trên. Sau đó, dùng màng bám che lại và đặt chậu ở nơi có ánh nắng.
Thời gian nảy mầm
Để trồng xương rồng từ hạt tốn rất nhiều thời gian vì cây ra mầm và phát triển rất chậm nên bạn phải kiên trì. Sau gần 1 tháng, hạt mới nảy mầm, khi thấy gai ra khỏi hạt là lúc bạn cần gỡ bỏ màng để cây quang hợp. Tại thời điểm này, đất khá khô và cần được tưới nước ngay lập tức để giữ độ ẩm cho cây.
Trồng trong chậu
Khi cây xương rồng có đường kính khoảng 2-3 cm, bạn có thể chia nhỏ và trồng vào chậu. Đất trồng phải xốp và thoát nước tốt để cây con không bị úa.
>>Có thể bạn quan tâm: Cách trộn giá thể trồng xương rồng đơn giản có thể bạn chưa biết
Cách trồng xương rồng từ những cây có sẵn
Cách trồng xương rồng này phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Cắt cành cần nhân giống bằng dao sắc đã được khử trùng trước đó. Đặt cành xương rồng vào chỗ râm mát khoảng 2-3 ngày cho vết cắt khô rồi đem trồng vào chậu. Sau một thời gian cành sẽ bén rễ và trở thành cây xương rồng mới là phiên bản hoàn hảo của cây mẹ.
Trồng cây xương rồng bằng phương pháp ghép cành
Việc trồng loại xương rồng bằng phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức về kỹ thuật ghép. Đầu tiên, dùng dao mài hoặc cắt bỏ gốc ghép nghiêng, vạt hình nêm (như chữ V), sau đó lấy cành ghép từ cây khác có cùng vạt đó và dán keo lại với nhau.
Thắt chặt bằng dây để giữ chúng lại với nhau. Việc buộc chúng lại giúp mối ghép nhanh lành và ngăn vết ghép bị tách rời. Nên ghép cành khi vết ghép và thân rễ vẫn còn ướt nhựa cây ghép.
Sản phẩm bán chạy
Tạm kết
Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng và cách trồng cây xương rồng tại nhà. Hy vọng bạn sẽ có những chậu xương rồng rực rỡ.
Tham khảo: Giá thể kiểng lá 7L - Ficoco - Giữ ẩm và dinh dưỡng cho cây cảnh nhà bạn
>> Mua hàng tại đây: https://giatheficoco.com/gia-the-trong-kieng-la-7l-ficoco
Làm vườn dễ hơn với GIÁ THỂ FICOCO
Giá thể Ficoco là nơi chuyên phân phối các sản phẩm sinh học, thiết bị sinh học chất lượng cao tại Việt Nam. Vì vậy hãy đến với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu mua bất kỳ sản phẩm nào.
Để được tư vấn các giải pháp giá thể cho các loại cây trồng, xin vui lòng liên hệ
0949-827-155 hoặc tham khảo tại:
Website: https://giatheficoco.com
Các tin khác
- Hướng dẫn cách tưới hoa lan đúng cách cho người mới bắt đầu 18/10/2023
- Cách tỉa mai sau tết chuẩn nông nghiệp khuyên nên làm 18/10/2023
- Chia sẻ cách trồng hoa hướng dương lùn trong chậu tại nhà 18/10/2023
- Cách trồng rau mầm thủy canh tại nhà, nhanh lớn, nhanh ra rau 09/10/2023
- Cách chăm sóc sứ Thái Lan đơn giản cho người mới trồng 09/10/2023
- Chuyên gia Ficoco hướng dẫn cách xử lý xơ dừa làm giá thể cho cây 09/10/2023