CÁCH TRỒNG DƯA LƯỚI BẰNG TÚI TRỒNG TIỆN LỢI IZYBAG

04/07/2021
CÁCH TRỒNG DƯA LƯỚI BẰNG TÚI TRỒNG TIỆN LỢI IZYBAG

Dưa lưới là một loại trái cây được ưa chuộng trong thời gian gần đây, được biết đến là một loại cây khó trồng. Thế nhưng, túi trồng tiện lợi Izy Bag có thể làm được điều đó đấy, Ficoco sẽ hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà vừa đơn giản vừa bảo đảm an toàn cho sức khoẻ của bạn, cùng Ficoco tìm hiểu trong bài viết này nhé!

ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG.

Dưa lưới là cây ưa sáng, thời gian chiếu sáng từ 8 – 12 giờ là tốt nhất.

CHUẨN BỊ GIÁ THỂ .

Đặt hai viên mụn dừa vào túi trồng Izy Bag được mở rộng, tưới nước cho đến khi viên mụn dừa ngập hoàn toàn (7 lít nước ta thu được 16 lít xơ dừa). Đợi 15 phút, mụn dừa nở ra hoàn toàn. Cắt bốn góc ở đáy túi cho nước chảy ra hết. Sau đó, xới đều xơ dừa cho đến khi tơi xốp. 

Ficoco đã tinh tế thiết kế hai viên xơ dừa sau khi nở vừa đủ trong túi trồng Izy Bag (khoảng cách từ miệng chậu đến giá thể khoảng 3-5cm), điều này tiện lợi cho quá trình bổ sung thêm phân bón cho cây.

CÁCH GIEO HẠT GIỐNG

Hạt giống: Bạn nên ngâm hạt trong nước ấm: 2 sôi + 3 lạnh khoảng 4-6 tiếng, sau đó tiến hành ươm hạt 2-4 ngày đến khi hạt nảy mầm thì tiến hành gieo để đạt được tỷ lệ nảy mầm tốt nhất.

Một túi trồng Izy Bag bạn gieo tầm 1-2 hạt để dưa có đủ không gian phát triển.

Bạn đặt hạt giống đã nảy mầm vào độ sâu khoảng nửa lóng tay trên giá thể, sau đó lấp một lớp mỏng giá thể trên hạt vừa gieo.

Sau khoảng 10-12 ngày, cây cao tầm 4-7cm, bạn lọc bỏ cây yếu, giữ lại một cây khỏe mạnh/ túi trồng.

Sau khoảng 30 ngày, tỉa bỏ lá và những nhánh phụ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi trái.

CHĂM SÓC

LƯỢNG NƯỚC

Lượng nước thích hợp tưới cho dưa lưới tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây, cụ thể như sau:

+ 0-15 ngày: 0.5l/ cây/ngày

+ 16-30 ngày: 0.8l/ cây/ngày.

+ 31-ra hoa: 1.6l/ cây/ngày.

+ Đậu quả-thu hoạch: 2l/ cây/ngày.

Bạn cần đảm bảo túi trồng thoát nước tốt. Khi thời tiết nắng nóng, cần tăng lượng nước tưới cho cây cũng như giảm lượng nước vào những ngày thời tiết mát.

Thời điểm trước khi thu hoạch 8-10 ngày, cần giảm lượng nước tưới để tăng độ giòn và độ ngọt của quả.

BÓN PHÂN 

Ở giai đoạn dưa lưới ra từ 3-4 lá thật, bạn bón 10g đạm/200ml nước cho một cây và cách năm ngày bón một lần.

Ở giai đoạn cây ra hoa và nụ, cần bón 15g đạm+ 5g lân + 10g Ka /200ml nước cho một cây và cách năm ngày bón một lần.

Ở giai đoạn cây ra trái, bạn bón 10g đạm + 15g lân + 15g Ka /200ml nước cho một cây và cách năm ngày bón một lần.

LÀM GIÀN

Khi cây có 5-6 lá là thời gian chúng ta tiến hành làm giàn cho dưa lưới.

Bạn sẽ đóng cọc hoặc dùng dây nilon quấn quanh thân dưa lưới và buộc vào giàn lưới ở phía trên cây.

Lưu ý: Treo quả khi trái còn nhỏ để khi dưa lưới to, nặng tránh làm gãy thân cây.

CẮT TỈA VÀ THỤ PHẤN

Tỉa chồi: Từ nách lá thứ 1 đến thứ 9, tỉa bỏ toàn bộ chồi bên, để lại chồi từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá, cành không mang trái bạn cắt bỏ đi và tiến hành bấm ngọn khi cây được 25 lá.

Thụ phấn: Trong vòng 3-5 ngày sau khi cây ra hoa, bạn thụ phấn bằng tay cho dưa dưới bằng cách sử dụng phấn hoa đực chụp lên đầu nhụy hoa cái.

Quá trình này diễn ra trước 9 giờ sáng và liên lục trong vòng 7 ngày.

Sau khi thụ phấn phải dùng bao nilon bao lại tránh côn trùng làm hỏng quá trình thụ phấn. 

PHỒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

 Cây 3 – 4 lá: phun thuốc ngừa bọ trĩ 1 lần (pha 70% theo liều hướng dẫn sử dụng trên bao bì khi chưa phát hiện bệnh)

– Ngừa ruồi vàng: dùng các loại bẫy pheromone , nên để cách xa khu vực trồng 2 – 3m, tránh để ngay trên cây hoặc dùng bao nilon bọc trái sẽ hạn chế trái bị ruồi chích.

 Cây tầm 10 lá thì phun Bihoper ngừa sâu và bọ trĩ tiếp 1 lần ( vẫn pha 70% liều dùng để ngừa nếu chưa phát hiện sâu bệnh).

Ngừa nấm bệnh: phun vi sinh Emnia – P, 5 ngày/lần từ lúc trồng cây con, liều lượng 10ml/l nước.

Ngừa bệnh héo xanh: phun vi sinh đối kháng Trichoderma để , tưới lần 1 khi cây được 6 – 7 lá thật và lần 2 lúc trái bắt đầu tạo lưới.

_ Bệnh phấn trắng:

+ Giải pháp phòng bệnh:

*Dinh dưỡng đầy đủ theo nhu cầu của cây (từng giai đoạn).

*Phun phòng định kỳ chế phẩm nano bạc đồng plus, nano đồng oxyclorua: Dùng 50ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 50ml nano đồng oxyclorua pha với 20 lít nước phun đều lên tán lá, định kỳ 10-15 ngày/lần.

+ Thời kỳ cây nhiễm bệnh: Sử dụng 50-100ml chế phẩm nano bạc đồng plus kết hợp với 50-100ml nano đồng oxyclorua pha với 20 lít nước phun đều lên tán lá, định kỳ 5 ngày/lần, phun 2-3 lần liên tiếp triệu chứng bệnh sẽ giảm (tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 80-90%).

– 10 ngày cuối thường xuyên kiểm tra đít trái để tránh bị thối đít, nên tỉa lá dọn vườn thông thoáng, giãn mật độ trồng vào mùa mưa.

Rầy mềm:

Cách xử lý cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần pha thuốc theo công thức sau: 5ml nước rửa chén + 50 ml thảo mộc trừ sâu  + 1 lít nước, phun trong giai đoạn sinh trưởng (giai đoạn chưa ra trái) 1 tuần/1 lần. 

Sâu ăn lá (bọ nhảy, sâu tơ, sâu khoang):

Đối với loại sâu ăn lá này, bạn không cần thuốc đặc trị, chỉ cần tưới nước trắng hai ngày liên tiếp (ngày một vào sáng sớm, ngày hai vào chiều tối) và sau 3-4 ngày phun lại, loại sâu này sẽ không còn xuất hiện.

Bạn quan sát kích thước của sâu để có cách tưới phù hợp, ở đây chúng tôi chia thành hai loại cơ bản là sâu bé và sâu lớn. 

+ Đối tượng sâu bé: bạn pha nước trắng theo tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh và phun chầm chậm, nhiều nước, tưới thấp.

+ Đối tượng sâu lớn: : bạn pha nước trắng theo tỷ lệ 1 sôi + 1 lạnh và tưới đều tay, không dừng quá lâu.

Sâu vẽ bùa:

Loại sâu này cũng khá phổ biến đối với dưa lưới, nhưng cách để xử lý cũng cực kì đơn giản, bạn pha nước trắng theo tỷ lệ 2 sôi + 1 lạnh và phun lên lá. Lưu ý, bạn chỉ cần phun lên lá bị sâu vẽ bùa, một lá phun ba lần.

Úng nước: Biểu hiện dễ quan sát là lá dưa lưới bị vàng và cong. Bạn nên giảm lượng nước tưới, trộn thêm xơ dừa hoặc đâm thêm lỗ vào túi để nước thoát ra ngoài, giảm độ ẩm của giá thể. 

Thiếu nước: Biểu hiện dễ quan sát là lá dưa lưới bị vàng và giòn. Bạn nên tưới thêm nước và tăng số lần tưới trong ngày để tăng độ ẩm cho giá thể.

Ánh sáng: Thiếu sáng làm lá dưa lưới chuyển sang màu vàng xanh và rũ xuống, vàng cả cây. Bạn nên chuyển cây đến nơi nhận được nhiều ánh nắng mặt trời trực tiếp hơn (không bị che bóng).

Thiếu phân: Khi dưa lưới bị thiếu phân, các lá già gần gốc bị vàng nhưng các lá trên ngọn vẫn xanh, lúc này bạn chỉ cần bổ sung 10-15 hạt phân tan chậm (kèm trong bộ túi trồng Izy Bag) để cây được phát triển trong môi trường tốt nhất. 

Cùng Ficoco và túi trồng tiện lợi Izy Bag làm cho cuộc sống những ngày dịch Covid thêm ý nghĩa, và mong dịch bệnh chóng qua!

FICOCO là nhà phân phối của giá thể trồng cây tại nhà chính hãng được tin dùng nhất hiện nay (đá perlite, xơ dừa, đá pumice, rêu bùn peat moss, viên mút hữu cơ ươm kei...)

Để được tư vấn các giải pháp giá thể cho các loại cây trồng, xin vui lòng liên hệ 0949 827 155 hoặc tham khảo tại:

Website: https://giatheficoco.com

Shopee: https://shopee.vn/ficocogiathecaytrong

Lazada: https://www.lazada.vn/shop/thegioinhanong

 

Các bài viết liên quan:

 

Viết bình luận của bạn: