CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ TRÊN RAU CẢI - PHẦN 1

16/06/2021
CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ TRÊN RAU CẢI - PHẦN 1

Ngày nay, nhà nhà đều quan tâm đến chất lượng an toàn, hợp vệ sinh đối với các loại nông sản hay thực phẩm tươi sống. Vì vậy, các mẹ các dì đã tự tay trồng các loại rau hữu cơ tại nhà cho gia đình nhỏ của mình. Vấn đề chung thường xuất hiện đối với các loại rau trồng hữu cơ là nguồn sâu bệnh gây hại và cách diệt trừ chúng mà không dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật. Trong bài viết này, Ficoco sẽ chia sẻ một vài kiến thức liên quan đến vấn đề trên, cùng tìm hiểu nha!

NGUỒN GÂY BỆNH BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? 

Thường nằm ở 4 nguồn:

Giá thể trồng: Trong hệ sinh thái đất tồn tại các loại vi sinh vật có lợi (giúp phân giải và chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các chất dinh dưỡng nuôi cây trồng) và các loài vi sinh vật có hại (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng…) gây nên các bệnh phổ biến trên rau như vàng lá, còi cọc, héo lá… dẫn đến cây cho năng suất thấp và chết sau một thời gian ngắn.

Cách xử lý giá thể trồng bị nấm, vi khuẩnVệ sinh giá thể trồng: Loại bỏ toàn bộ các loại rau trồng trước đó, thu dọn tàn dư thực vật và cỏ dại, làm tơi xốp giá thể giúp thoát nước tốt. Nếu lứa rau trước bị nhiễm bệnh, trước khi xuống giống 2-3 tuần trộn giá thể với vôi, sau đó phơi thêm vài ngày để ánh nắng mặt trời tiêu diệt các vi sinh vật có trong đất (20-30kg/1000m2). Dùng biện pháp sinh học: Một trong số những sản phẩm sinh học hàng đầu được sử dụng là Trichoderma, bạn có thể sử dụng nó để tiêu diệt hoặc phòng trừ các loại vi sinh vật gây bệnh.

Giống cây: Nên chọn hạt giống khỏe mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Bạn có thể ngâm hạt giống trong vòng 30-60 phút ở 50oC (2 sôi+3 lạnh) để tiêu diệt mầm bệnh trước khi gieo.

Phân bón: Sử dụng các loại phân đã qua xử lý như phân ủ compost, phân chuồng khoai mục. Bạn có thể tự ủ phân compost tại nhà đấy, cùng tìm hiểu kiến thức này nhé!

Các dụng cụ trồng rau: cần rửa sạch và phơi nắng khi sử dụng.

CÁC LOẠI BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN RAU

Bệnh vàng lá ở rau cải thủy canh:

Nguyên nhân: cây bị thiếu chất dinh dưỡng

Cách khắc phục: cung cấp đủ lượng ánh sáng (tối thiểu 4h), lượng nước (tưới nước đều đặn mỗi ngày) và dinh dưỡng (bón phân) cho cây và kiểm tra pH dinh dưỡng có nằm trong ngưỡng tối ưu chưa (5.5-6.5). Nếu nằm ngoài khoảng này, cây có thể không hấp thụ một số nguyên tố dinh dưỡng.

Bệnh đốm lá trên rau cải:

Nguyên nhândo vi khuẩn Xanthomonas campestris gây nên. Chúng tạo thành những vết đốm trên cây và lan truyền rất nhanh khi khí hậu ẩm và mưa nhiều.

Cách khắc phục: phòng trừ ngay từ ban đầu bằng cách chọn giá thể trồng tốt, sạch bệnh; chọn loại hạt giống khoẻ, bón phân đầy đủ, vệ sinh các dụng cụ trước khi trồng.

Bệnh thối nhũn:

Nguyên nhân: thường do nấm (Fusarium sp, Pythium sp, Rhizoctonia solani…) hoặc vi khuẩn (Erwinia carotovora) gây ra. 

Cách khắc phụcphòng trừ ngay từ ban đầu bằng cách chọn giá thể trồng tốt, sạch bệnh; chọn loại hạt giống khoẻ, bón phân đầy đủ & vệ sinh các dụng cụ trước khi trồng. 

Bệnh rau cải bị cháy lá:

Nguyên nhândo Rhizoctonia solani  gây nên. Ban đầu lá xuất hiện những đốm nhỏ sau đó liên kết lại thành mảng nhũn nước, sau một thời gian chuyển sang màu nâu. 

 

Cách khắc phục:

  • Vệ sinh vườn. Loại bỏ cành, lá bị bệnh.
  • Giữ cây trồng ở khoảng cách thưa.
  • Hạn chế tưới nước thường xuyên để cây không bị ẩm.
  • Khống chế bằng các loại thuốc Monceren, Benomyl, Carbendazim, Topsin M.

    Bệnh  xoăn lá:

    Nguyên nhân: do một loại virus hay nấm Taphrina gây ra, ngoài ra còn do một số loại côn trùng: bọ trĩ, bù lạch, rệp muội, rệp dưa... chuyên hút nhựa làm cây bị xoắn lá (bệnh do virus lây lan bằng dịch cây). Bệnh này thường gặp trong thời tiết ẩm ướt.

     

     Cách khắc phục:

    • Vệ sinh vườn.
    • Tưới nước nhiều, cắt bớt trái, bón phân hữu cơ chứa nhiều nito để giúp cây tăng cường sức đề kháng chống chọi bệnh.
    • Hạn chế phân đạm: Bón đạm nhiều giúp lá phát triển tốt nhưng thân lá mềm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng tấn công.
    • Tiêu hủy cây bệnh, diệt côn trùng (phun thuốc hoặc sử dụng các loại bẫy côn trùng như bẫy keo dính vàng)
    • Phun RV05: phòng bệnh cho cây (Pha 20-50ml RV05 vào 20-25 lít nước, định kỳ 1-2 tuần),  điều trị diệt virus (Pha 20-50ml RV05 vào 20-25 lít nước phun lên toàn bộ cây, phun 2-3 lần và mỗi lần cách nhau 5 ngày để đem lại hiệu quả).

    +

    FICOCO là nhà phân phối của giá thể trồng cây tại nhà chính hãng được tin dùng nhất hiện nay (đá perlite, xơ dừa, đá pumice, rêu bùn peat moss, viên mút hữu cơ ươm kei...)

    Để được tư vấn các giải pháp giá thể cho các loại cây trồng, xin vui lòng liên hệ 0949 827 155 hoặc tham khảo tại:

    Website: https://giatheficoco.com

    Shopeehttps://shopee.vn/ficocogiathecaytrong

    Lazada: https://www.lazada.vn/shop/thegioinhanong

    Các bài viết liên quan:

    Viết bình luận của bạn: